Bài viết này đề cập tới 3 kĩ thuật ghép kênh: FDM, TDM và OFDM.
Phân biệt muliplex (ghép kênh) và duplex (song công)
Multiplex là cách ghép các tín hiệu từ nhiều đường truyền thành 1 tín hiệu duy nhất truyền đi trên môi trường truyền.
Duplex là cách để các thiết bị cùng nhận và gửi thông tin cùng một thời điểm.
Frequency Division Multiplexing (FDM)
Thiết bị phát tin tạo ra những tín hiệu có dải tần số tương tự nhau. Khi đi vào bộ điều chế, các tín hiệu có dải tần số tương tự nhau này sẽ được chuyển thành các tín hiệu có dải tần số khác nhau, rồi các tín hiệu có tần số khác nhau đó được tổng hợp lại thành một tín hiệu duy nhất qua bộ ghép kênh.
Các tín hiệu có dải tần số khác nhau sau khi đi qua bộ điều chế, có khoảng cách tần số nhất định, gọi là Guard bands (dải tần bảo vệ), bandwidth trên môi trường truyền lớn hơn tổng các bandwidth các tín hiệu con + guard bands

Time Division Multiplexing (TDM)
Miền thời gian của các tín hiệu gốc được chia thành các time slot rất nhỏ (125 micro giây), các time slot được nối tiếp lần lượt từ tín hiệu của thiết bị thứ nhất, thứ 2, thứ 3,… Giữa các time slot đó có guard time để tránh chồng lấn giữa tín hiệu trong các time slot.


Orthogonal Frequency Division Multiplexing (OFDM)
Kĩ thuật này cũng phân miền tần số thành các phần bandwidth nhỏ hơn nhưng cho phép các miền bandwidth đó xếp chồng lên nhau, loại bỏ Guard bands, giúp khai thác hiệu quả dải tần số và tăng được lưu lượng trên mạng.

Mặc dù các tín hiệu xếp chồng lên nhau nhưng chúng không xảy ra nhiễu do tính trực giao. Tính trực giao ở đây có thể hiểu là 1 tín hiệu được truyền độc lập mà không bị ảnh hướng bởi những tín hiệu khác. Khi một tín hiệu đạt peak, các tín hiệu khác giảm xuống 0.

Tuy nhiên trong khi truyền tín hiệu, tín hiệu có thể bị delay spread, dẫn đến hiện tượng chồng chéo symbol (ISI), hiện tượng này có thể loại bỏ được nếu OFDM có đặt guard interval lớn hơn độ trễ truyền max.
(còn tiếp…)